Thứ Hai, 6 tháng 6, 2016

Lễ giải hạn ách đối với người học Thiên Đạo( Đạo Trời)

                                                           HƯỚNG DẪN
TỰ LÀM LỄ CẦU GIẢI HẠN ÁCH, NĂM XUNG THÁNG HẠN, CHỮA BỆNH NẶNG. XIN TĂNG SỨC, AN LẠC.
          
                                                          Lập 3 mâm Lễ:

-Vật phẩm tùy tâm
Yêu cầu:
                                Nếu có Thiên Phù thì treo trên cao ở giữa rồi hành lễ

Mâm 1-Lễ Vua Cha, Mẫu Vương và Thiên đình: Toàn đồ chay tịnh: Hương hoa, chè, xôi, bánh, không đốt hương đen.
-Mâm đặt cao nhất. Đốt 3 ngọn nến, đặt ngang hàng, ngọn ở giữa cao hơn hai ngọn bên.
Mâm 2: Lễ các vị tôn thần, thiên binh tướng, Táo quân, thành Hoàng, long thần bản thổ.
Mâm này lễ đồ mặn, tiền thật, rượu, hoặc bia đều được. Không cúng hàng mã.
-Để ở giữa.
Mâm 3: Lễ gia tiên ( Cửu huyền thất tổ).
- Mâm này lễ đồ mặn, tiền thật, rượu, hoặc bia đều được. Không cúng hàng mã.
-Để ở dưới thấp hơn mâm 2.
-Các mâm dùng cốc để cắm mỗi mâm 3 nén hương.
-Khấn như trong sớ. In ra đọc rồi đốt.
          
                   “THIÊN ĐẠO THÁNH ĐỨC-PHỔ GIÁO CHÚNG SINH
                             ĐẠI ĐỒNG-ĐẠI THIỆN-ĐẠI MỸ-ĐẠI LINH
                                                     

                                                            SỚ CẦU
                                   Chữa bệnh, giải hạn ách, được an lạc

Con xin Kính thỉnh:
-Vua Cha Cao Minh Ngọc Hoàng Thượng đế- Đại tổ các tôn giáo và Thiên Đạo.
-Đức Vương Mẫu Đại từ bi.
-Hội đồng chư tôn Phật, Thần, Thánh, Tiên các tôn giáo.
-Các Đại cổ  Thiên thần Bắc Đẩu Thất tinh, Nam Tào, Bắc Đẩu quản số mệnh.
-Các quan Giám điện Thiên triều, Ngũ vị Vương quan, Đương niên Thiên quan Thái Tuế Chí đức Tôn thần, các vị  Thiên Tôn; các cung trên Thiên đình.
-Các ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân, Long thần, Thổ địa, Thành hoàng bản thổ.
-Cửu huyền thất tổ bản gia.

                                       Hôm nay là ngày… …  tháng……..năm .....
Chúng con gồm:
                              Họ và Tên:…………………………………Tuổi………
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....................
Bản gia ngụ tại: đội (thôn)………………………………………….
Xã (phường)………………Huyện (thị trấn)………………………..
Tỉnh (thành phố)……………………Thuộc nước………….
Hôm nay chúng con có lễ kính dâng lên Thiên Đình  và các đấng bề trên, mong các đấng bề trên giáng hạ, ngự lãm.

                       Chúng con xin kính thỉnh Cha, Mẹ và các Thầy việc như sau:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
-Kính xin Cha, Mẹ, Các thầy cứu độ.
-Con xin sám hối những tội-lỗi đã mắc phải trong đường ăn đường ở còn sai xót từ trước đến nay.
                                                       

                                     Kính ơn Cha ( Thượng đế)

Trên đỉnh Trời cao chót vót!
Toà Bạch Ngọc Đài, Cha ngự Thiên Linh
Cha sinh muôn loài, Cha của muôn sinh
Hạnh phúc nào bằng Cha trao cho sự sống
Cha là  Trời mênh mông lồng lộng
Cha là dòng máu hồng chảy mãi trong tim
Cha là ánh sáng  ngọt ngào rất đỗi dịu êm
Đưa chúng con vào cuộc trường sinh bất tử
Cha là ngọn đèn muôn năm soi tỏ
Vạn kiếp chúng con đi như gió bên Người
Người là dòng sông nguyên khí sữa nuôi
Mật ngọt và đắng cay, Cha chở che nhẫn chịu
Võng Ngân Hà, Cha đan cho con, Mẹ địu
Trên vai Người lịch sử nối vạn triệu năm
Nụ hoa đời cho Hạ thế chỉ chăm
Công tưới ấy, Thiện Mỹ này Cha dạy
Trong Vũ trụ ngọn  Nguyên Đăng bỏng cháy
Gieo bình minh đến khắp thế gian
Tạo giàu sang, nâng đỡ kẻ cơ hàn
Nuôi văn minh, sửa sang đời lạc hậu
Cha truyền cho ngọn nguồn tranh đấu
Sức sống vươn lên chân chính của muôn loài
Cha chở che, đùm bọc thủa hoài thai
Gieo mầm sống cho vạn đời nhân thế
Công ơn ấy làm sao đo đếm xuể
Khi sinh linh vạn giới bởi tay Người!
Ôm trọn vòng tay, Người-Vũ trụ, Người ơi!
Con -hạt cát trong tay Cha vĩ đại
Con xin dâng lên Đức Cha hiền mãi mãi
Linh hồn con-giọt ngọc của Cha
Tâm hồn con là một bông hoa
Dâng hương ngát lên vườn Thượng giới
Ánh mắt con như vạn lời hướng tới
Dâng lên Cha lời hát ngọt ngào
Đây hồn con như khí thanh tao
Rửa hết bụi hầu bên Cha ngự
Bao vật phẩm của thế gian các thứ
Con dâng lành cung chúc Cha thương
Và Cha ơi, trên mọi nẻo đường
Con cầu mong Cha thường nhắc việc
Giáng Thiên linh cho tỏ tường các kiếp
Phù nhân gian, phù thiện phù sinh
Diệt ác gian trọc hết lọc thanh
Cho thêm sức an lành cuộc sống
Đức phủ trùm là Trời biển rộng
Thượng Đế Cao Minh con xin kính thương Người! 
          Kính Mẫu Vương

Nơi chính giác Thượng Thiên cõi tám
Đất Phật diệu huyền cực lạc Thiên Linh
Mẹ ban quyền giáo hóa chúng sinh
Quản nhân mạng thọ toàn duyên nghiệp
Mẹ sinh ra chúng con các kiếp
Cho nhân luân số phận làm người
Là cội nguồn sự sống khắp nơi nơi
Ân quả ấy tạo nên thời Thánh Đức
Kim Tự Tháp ngự tình Vương Phật
Tâm giáng sinh truyền giáo đời này
Đem giáo lý phổ khắp tới nay
Gieo đức thiện ngàn năm ghi tạc!
Lòng mẹ bao la như muôn ngọn thác
Rửa chuộc khổ đau ghánh tội nhân luân
Dạy dỗ bảo ban cho loài người thế tục
Xin dâng lên Mẹ vạn lời con chúc
Cho khổ đau vơi bớt Mẹ ơi
Mong cho Mẹ được nở nụ cười
Đây Thiên Đạo chúng con vào Thánh Đức
Đại Đồng này dâng lên Người thiện ngọc
Là hoa đời cực lạc muôn năm…..

                                  Họ và Tên:……………………Kính tấu!   
 



















                                                                                                         ”


             -Khấn xong, để khoảng 20 phút thì tiễn các ngài, quì xin hạ lễ, rồi đốt sớ cầu.
                                                    
                                                     Một số điều lưu ý:

-Cấm khấn các việc ác, hay cầu lên quan chức cốt để tham quan ô lại, học dốt đi thi lấy may, buôn bán gian trá, hại người thiện, tranh đoạt, cầu tiền ích kỷ vinh thân phì gia
 ( Tự phấn đấu, không ai độ cho những việc cơ hội tâm linh. Vì chúng sinh nhiễm lậu, cầu lợi cơ hội, nên làm nhiễm tạp tất cả các cảnh chùa, đền trong thời mạt pháp các đạo,bề trên không độ trì cho các việc ấy)
-Chỉ được cầu giải hạn ách, thêm sức chữa bệnh tật, xin trấn áp kẻ ác, bản mệnh an lành, thêm tuổi thọ, gia đình xã hội hạnh phúc, an lạc.
-Kỵ cầu không được, thì chửi, báng lại. Bệnh nạn, do nghiệp chướng, nghiệp quả  nặng, là do căn số phận, tội lỗi các kiếp trước, kiếp này gây ra-không ai ghánh thay cho những thứ đó, muốn được cứu độ, phải tin tưởng, có lòng kính tín tâm linh chân thành, phải sửa tính
xấu thường ngày nếu có, như: hận thù, thói xảo ngôn, hồ đồ, ghanh ghen đố kỵ, tranh tham, buôn gian bán lận, khinh thị người nghèo, ác tâm, xảo trá vô minh coi khinh thế giới tâm linh, thói chửi trời rủa đất ghét nắng chửi mưa, phá hại, gây ô nhiễm môi trường, tàn sát tôm cá, làm nghề hàng giát, giết mổ, bóc lột người nghèo, tính ác hại người thiện, hay bới lỗi người khác, ghét kẻ chân chính hơn mình; tranh dành công danh tài lộc, tham nhũng, đánh vợ chửi chồng, thích giết hại chúng sinh, thói xấu trong ăn uống nghiện ngập, ngại giúp lại người khác… Tất cả những người này, nếu cầu mà không thấy khỏi, thì chớ trách Trời.
-Chống Cơ hội tâm linh (bạ đâu cũng cúng, cũng cầu, nhưng bảo sửa tính, hay tu luyện, làm phúc, ăn chay lấy vài ngày để chữa bệnh, thanh lọc cơ thể, luyện dưỡng sinh thì lại ngại! Đi đâu cũng khấn vái, nhưng hỏi đạo đức Phật giáo là gì, thánh thần đó đạo hạnh ra sao, thì không biết; bảo thờ tự Cha Trời, thì ngại, đọc kinh chép sách, cốt chỉ là hình
tướng. Nhưng lại sẵn sàng cúng bất cứ gốc cây, hòn đá hay có vong tà ma quỉ ác nào đó, là sụp lạy, miễn là thấy thiêng, thấy được việc, nhưng đó là vay rồi phải trả…số phận chỉ thay đổi, khi đức năng thắng số).
Thời mạt thế, chúng nhân đi chùa chiền đình đình điện nhiều, nhưng không thấy ai cầu cho mọi người cùng hạnh phúc, nhân dân thái bình, cầu độ cho sáng tâm sáng lòng, giác ngộ Chân Lý, hết vô minh; chỉ toàn cúng xin lộc, tiền, danh, tài; ai cũng như thế, thì sao xã hội chả rối reng! Đó là điều mạt pháp các đạo từ đầu thế kỷ 20 rồi, thấy chúng sinh đi chùa đền nhiều, là người nghiêm túc, thì thấy  không đáng mừng, vì cốt cầu lợi danh, chứ không còn người tôn sùng tôn giáo ấy mà tu tập theo, hay đến đó để ngưỡng vọng đạo đức những vị thánh thần ấy để học tập theo. Hiện các đạo đều mạt pháp, theo luật mới của Thiên đình, tốt nhất là thờ Trời ở nhà và tu luyện để tự cứu mình trước khi trời cứu. Kẻ đi cầu nhiều mà hết được bệnh, hết nạn hiện nay rất hiếm. Chớ mê muội.
-Những căn bệnh lớn, nghiệp quả nghiệp căn sâu nặng nề, thì phải làm theo 9 điều không phạm, tự tu luyện lấy, tự cứu độ mình là chính, làm phúc làm đức, may ra mới giải được! Phải làm lễ giải tại nhà, rồi sau đó phát nguyện đi làm công đức cho những người nghèo khổ, giúp người khác, hoặc thờ Trời, thiền tịnh tu luyện khí công cho mau hết bệnh.
-Đối với người Thiên chúa giáo, Hồi giáo, có thể khấn Đức Chúa Trời ( cũng là Vua Cha Thượng đế- ông Trời); có thể không đọc bài Kính ơn Cha, thì đọc bài kinh bên Thiên Chúa giáo, Hồi giáo cũng được. Nên kính tất cả các thiên thần-Thực chất là như nhau trên thiên đình, cách gọi khác nhau mà thôi.
-Đối với việc siêu thoát cho vong linh tiên tổ, thì phải ghi tên tuổi, năm sinh, năm mất của người vào sớ, xin Cha, Mẹ, các thánh thần cho họ siêu thoát, phải kêu đến tên các vị xin siêu thoát ấy về dự lễ. Sau đó, phải hồi hướng công đức lại cho người nghèo khổ, làm từ thiện, để trả thay nghiệp quả cho tổ tiên, bù lại thì tiên tổ do được siêu thoát, trở lên linh thiêng, sẽ độ trì lại cho tốt đẹp. Các vong đã qui sai vào chùa, nếu chưa được các Phật độ cho siêu thoát, thì cần làm lễ siêu thoát, tránh để vật vờ ăn xin đói lạnh nơi cửa phật-nơi đó là nơi tu hành, chứ không phải là  nơi chứa xương cốt, ảnh của người chết ngoài đạo Phật.
Đạo Phật vốn không công nhận có linh hồn, không Thượng đế Tối cao, không cúng mặn, không cúng vàng mã; sư sãi không đi cúng, không xem bói, không ăn mặn. Chỉ nên khấn Phật cứu khổ cứu nạn-khi mình biết đạo đức nhà Phật, tin, theo đạo Phật; còn nếu tham-sân-si thì chớ cầu-vô ích.
-Đối với việc hóa giải tâm linh như bắt tà ma, phá bùa bả yểm đảo, thì cứ tấu trong Sớ bề trên sẽ xét giải cứu.
-Đối với việc hóa giải hàn long mạch, nối long mạch, hóa giải thổ đất, cuộc đất hay phong thủy, tẩy vía, trong thổ đất có xương cốt, thì có thể cũng làm Sớ mà trình tấu, nếu phức tạp thì phải nhờ thầy ngoại cảm đến nơi nghiên cứu thêm.
-Nơi có nhiều âm khí, sát khí, nơi có rớp tai nạn đường xá, sông ngòi, các nơi chiến trường, nghĩa trang….thì cũng làm lễ như trên để lễ hóa giải, siêu độ. Niệm Thiên Phù ốp áp xuống mà phá giải. Niệm Bắc Đẩu Thất Tinh phá hóa đi.


                                

Thứ Bảy, 4 tháng 6, 2016

Chữ Lễ đối với Người Thiên Đạo

                                                     LUẬN BÀN VỀ VIỆC CÚNG LỄ


                                                              Lễ là kính Tổ kính Tiên.

                                                        Lễ là hiểu Đất, hiểu Trời, hiểu Ta.
                                                        Lễ thời phải biết gần xa
                                                        Lễ là Định được chỗ Ta với Người
                                                        Tôn ti trật tự trong ngoài
                                                        Quy luật vũ trụ xoay vần vần xoay
                                                        Hiểu Người hiểu Đất hiểu Trời
                                                        Mới hay phép Lễ làm Người phải thông !
                                                        Người biết Lễ trong ngoài trật tự
                                                        Lẽ tự nhiên cư xử tùy thời
                                                        Luật Thiên tiến hóa muôn loài
                                                        Thuận theo Thiên Đạo hợp thời hợp Nhân
                                                         

Thường thì chúng ta hay nhầm lẫn giữa Cúng, Bái và Lễ. Vậy đầu tiên hiểu Lễ là gì ? Người xưa đã bàn nhiều về Lễ và còn ghi lại rất nhiều trong các sách xưa của các học giả như Khổng tử, Mạnh tử, Tuân tử, Aristotle…nhưng ở thời đại khoa học vũ trụ , phát triển của vật lý lượng tử, trường sinh học, công nghệ phản trọng lực, hợp hạch,… Chúng ta cần có một cách nhìn hợp với thời đại mới này !. 
Lễ là một danh từ rất bao quát, hàm súc rất nhiều ý nghĩa: tựu chung lại là Lễ là Định vị trí của con người, mỗi người với Trời đất, với Tổ quốc, với Xã hội loài người từ đó khi hiểu vị trí, ý nghĩa mục đích, bổn phận của mình rồi thì mới biết được mình phải cư xử ra sao đối với vạn vật sinh linh, Trời đất, môi trường quanh mình. Hiểu Lễ thì mới biết mình biết người, biết Trời, biết Đất mới thấy được trách nhiệm và quyền lợi của mình với cuộc sống này, hơn hết là biết được ý nghĩa của cuộc sống và xác định được mục đích để mà tiến hóa của Linh hồn để tiến tới Chân, Thiện, Mỹ trong kiếp người này của mình. Vậy Lễ là hiểu và hành sao cho hợp Luật Trời, hiểu lẽ tôn ti của Trời đất (thuận quy luật tự nhiên, quy luật vũ trụ) và theo Luật Nhân (Luật của xã hội loài người do con người đặt ra).
Luật Nhân do con người tạo ra chính dựa theo tôn ti trật tự của Trời đất mà mình định ra tôn ti trật tự cho xã hội loài người ở cõi trần này, có như vậy xã hội loài người mới thái bình an lạc được từ đó mới định được bổn phận, nghĩa vụ, quyền của mỗi người. Khi thực hiện các Nghi thức của Lễ đó là mỗi lần chúng ta nhận thức sâu sắc hơn các quy luật tự nhiên, quy luật vũ trụ để hòa hợp với tự nhiên với vũ trụ càn khôn, nhắc nhở mình đang ở đâu và có bổn phận, nghĩa vụ, mục đích gì trong kiếp sống này hay cũng chính là Hợp Đạo vậy !
Lễ là kính Tổ kính Tiên.
Lễ là hiểu Đất, hiểu Trời, hiểu Ta.
Lễ thời phải biết gần xa
Lễ là Định được chỗ Ta với Người
Tôn ti trật tự trong ngoài
Quy luật vũ trụ xoay vần vần xoay
Hiểu Người hiểu Đất hiểu Trời
Mới hay phép Lễ làm Người phải thông !
Người biết Lễ trong ngoài trật tự
Lẽ tự nhiên cư xử tùy thời
Luật Thiên tiến hóa muôn loài
Thuận theo Thiên Đạo hợp thời hợp Nhân

* Bàn thêm về Lễ : Lễ là điều hợp lý ! là đầu mối của con người vì xuất phát từ Trời và phổ quát khắp các cõi bao gồm cả cõi trần gian do đó Lễ là một đặc tính trong mỗi Linh hồn con người. Biết Lễ thì nên hành cái gì làm cho đời sống ta thêm mạnh khỏe, thêm thư sướng, thêm trật tự, thêm an lạc, thêm hòa hợp, thêm văn minh, thêm tiến bộ. Cái gì làm ta sống xứng đáng với danh nghĩa con người, cái gì nâng cao giá trị con người, khiến con người tiến về phía tinh thần, trở nên thanh cao, tiến hóa thì nên hành. Cái gì làm con người trở nên ti tiện, manh ác, tàn độc, trở nên thoái hóa giống như thú vật thì không nên hành. Đó là hiểu và hành theo Lễ vậy ! 
Nếu mỗi người đều hiểu Lễ và hành Lễ thì gia đình hạnh phúc, xã hội công bình, văn minh, quốc gia thanh bình, thế giới tươi đẹp và cõi trần trên Trái đất sẽ là Thiên đường an lạc. Xã hội ngày này đa phần con người không hiểu Lễ nên mới dẫn đến thoái hóa, thác loạn, tranh cướp, chiến tranh,… cũng vì không hiểu mình là ai, đang ở đâu giữa trời đất này và mục đích của kiếp nhân sinh này. Ngày nay chữ Lễ đã bị hiểu một cách lệch lạc méo mó, và việc hành Lễ ở nhiều nơi chỉ còn hình thức mà quên cái ý nghĩa, cái hồn của Lễ làm biến tướng đến độ một số Bạn Đạo cũng hiểu nhầm việc hành Nghi Lễ là cái gì đó rất mê tín và dị đoan. Dẫn đến việc ngại ngùng và có thành kiến chưa đúng về hành Lễ . Thậm chí coi các Nghi Lễ chỉ là hành động Cúng và Bái. Nhận thức chưa đủ sẽ dẫn đến việc mất tự nhiên khi hành Lễ, vì Lễ là Lẽ tự nhiên là điều hợp lý, cho nên đáng lẽ việc hành cũng phải hết sức tự nhiên từ trong bản chất của mỗi người vậy. Từ đó chúng ta cùng tìm hiểu thêm về Cúng và Bái để nhận thức sâu đậm hơn về Lễ và phép hành Lễ. 
* Cúng, Bái: Cúng là một động từ dân gian thường dùng thể hiện hành động của mình đối với các đối tượng tâm linh. Thường là dâng hiến các vật phẩm lên cho các vị Thần, Thánh, Tiên, Phật, Trời, Đất,… để mong cầu một điều gì đó. Trong các Nghi Lễ Tôn giáo, Hội Đám thường có hành động Cúng này, cho nên người Đời thường hay ghép thành Cúng Lễ, chứ thực ra trong các Nghi thức của phép Lễ không nhất thiết phải có hành động Cúng. Chúng ta giờ có thể phân tích để thấy sự khác biệt giữa 2 câu mà ngày nay đã phổ biến là “Đi Cúng Thầy” của học sinh, sinh viên bây giờ và “Đi Lễ Thầy” của học trò thời xưa. Bái (Vái): là hành động Chấp hai tay đưa lên trán cầu nguyện. Có thể thấy người biết Cúng thì nhiều mà mấy ai hiểu Lễ và hành được Lễ đây ! Thế nhân đi Chùa thì cầu Lộc, cầu Tài, đến đền, phủ thì cứ cầu xin đủ thứ bốc quẻ , bói toán, lên đồng, vậy là không hiểu và biết về Chùa, đền, phủ , Phật, Thánh, Thần, chưa thấu vai trò và chức năng , quyền năng của các nơi ấy, các vị ấy. Vậy đã hiểu Lễ chưa? Đến để mong cầu dâng vật thực, vậy đã hiểu Lễ chưa? 
Là người đệ tử của Thiên Đạo, học Thiên Pháp mà chưa thông hiểu Lễ thì sao biết được vị trí và vai trò của mình giữa Trời Đất đây, Ta đang ở đâu trong dòng tiến hoá này? Chưa thấy được vị trí của mình thì sao định hướng được mục tiêu cho hành động của mình đây? Trước khi đến đây Ai là Ta, sau này Ta sẽ là Ai ? Nếu biết Lễ phỏng sẽ không khó để trả lời cho câu hỏi trên. Rồi nhiều Bạn Đạo cũng rất hiểu Lẽ Trời đất rồi, nhưng lại rất ngại hành, cho nên người hiểu Lý thì nhiều nhưng hành có mấy ai. Có thể Lòng Bi chưa đủ, Dũng khí còn thiếu, Trí chưa đủ hoạt, cho nên vẫn còn e ngại thói phàm, dư luận, truyền thông, còn bị cuốn theo định hướng của số đông những tư tưởng ở cõi thấp. Chưa thoát ra vượt lên trên nó thì chưa đủ làm chủ thân tâm vậy. Cho nên việc hiểu Lý là một chuyện, chuyện Hành lại là một cấp độ khác. Vậy học trò Thiên Pháp cần thực hành Nghi Lễ để thấu lẽ bí nhiệm huyền vi của Thiên, Địa, Nhân, mối quan hệ biện chứng thống nhất và toàn thể. Tu và thấu Tứ Đại Định Đức sẽ biết vị trí của mình cũng là biết Lễ đó. Các phép Lễ đã có được trong Lễ Kinh của Thiên Đạo, chúng ta cần tự hành qua đó mà thấu hiểu Thiên Đạo cũng là Gốc của mỗi người. Thế nhân mà hiểu Lễ Trời Trần miễn sẽ hóa Thiên Đường đẹp xinh.
Sưu tầm

Vũ trụ tâm là Tình Thương và đức Từ bi

                                                   Nhân Quả Thụ Tâm Cứ Yên Mai
                                                   Ánh Thiên Chiếu Dấu Tọa Trang Đài
                                                   Lưu Dấu Ân Cơ Hoàng Nhân Đạo
                                                   Tu Đời Vinh Thọ Vẹn Hoàn Tâm
                                             

Thiết yếu cuộc đời chính là sự lựa chọn, hãy bằng lòng với sự lựa chọn của mình , ai cũng đều có sự lựa chọn được sinh tồn và được hưởng thụ, nhưng không ai có thể lựa chọn được quyền sinh ra như thế nào, Hiển nhiên giá trị đó chỉ có sự vô hình tham chiếu sự đời mới tìm ra chân lý, sự hướng tâm của con người đều như nhau, thấy nhau cầu thì mình cầu, thấy nhau hành thì mình hành đó là tần sóng tâm linh, hương tâm cầu từ nghiệp, giác ngộ tại tâm thai, lẽ đời có oan nghiệp có khổ đau cũng là vì lẽ sống trải nghiệm, vì chia thân ra đề đầu thai luân hồi, đâu chỉ có sự bi ai mà oán trách số phận ? Nhưng sự hưởng thụ cũng là điều bi ai bi đát là trải nghiệm song song với khổ đau, chính điều này nói lên rằng người giàu sang cũng kêu khổ ? Người thất phu phàm tử tôn nghĩa sơ hiệp cũng kêu khổ ? Nếu như thế thì niềm vui ở đâu ? Hay chỉ có sự sinh và tồn đọng lẽ nào nhân thế tạo hóa ra chớ trêu nghiệt ngã ?
Ở đời hàng trăm hàng tỷ người đều nói được nhưng làm không nổi , hứa được tạo được nhưng đều không xong, quả chín sẽ thơm nhưng rồi sẽ thối ? Lòng người tâm sáng nếu không giữ sẽ chỉ còn tàn đen, có ai thấy được quả chín mà không khen , có ai thấy được người tốt mà không phục ?

Khẳng khái nói với nhau rằng con người hiện tại đến với nhau đa phần vì lợi ích , Tích tiểu vũ hạn kỳ duyên , Miên độ thâm sân độ, lẽ đời còn chưa rõ cuống hồ lợi dụng nhau, hại thân diệt thân và cầu danh, song điều đó còn hãm địa vượng nhân chỉ làm cho tánh khí bộc dốc thay đổi, sống trọn kiếp khác chỉ chọn bộ truyện tranh ? khi kết thúc chỉ còn một động tác gập sách lại có bước sang một trang mới không ? không,,, sẽ không bao giờ còn lịch sử của một cuốn sách trọn kiếp đời người, sẽ chẳng lưu tồn ở đâu ngoài vô hình tiền kiếp đạo, có tu thì tự chứng, từ đủ cách đủ đường nhưng cần hữu duyên và thấu, tử sao chả được đừng ép duyên nhau từ, tất cả âu thiền sẽ độ đạo, ngay cả việc nhỏ đến việc lớn đều là từ mà thành, những gì chúng ta chưa gặp chưa trải nghiệm ngay khi sinh tồn chỉ là chúng ta đã trải nghiệm tiền kiếp rồi, chứ đừng ngồi hiện tại mà than thở cầu trụ.
Nhân Quả Thụ Tâm Cứ Yên Mai
Ánh Thiên Chiếu Dấu Tọa Trang Đài
Lưu Dấu Ân Cơ Hoàng Nhân Đạo
Tu Đời Vinh Thọ Vẹn Hoàn Tâm
** Có loạn có loạn có loan : Vẫn là thơ thẩn
**Có binh có binh có binh: Vẫn là âm duyệt
**Có sóng có sóng có sóng : Vẫn là gió chơi đùa
** Có biến có biến có biến : Vẫn là thử thách
**Có ác có ác có ác : Vẫn là thử tâm suy thân
**Có thiện có thiện có thiện : Vẫn là quả chín sẽ thơm
**Có tiền có tiền có tiền : Vẫn là dè chừng và đè bẹp tâm chính
**Có thời gian có thời gian : Đó mới là của chúng ta.
**** Tự Ngôn ***
Sinh lão bệnh tử là phép luân hồi và là bài thuốc cầu giải nghiệp thân linh hồn, nếu ai biết trân trọng lẽ đời tuần hoàn sẽ sống thanh cao và chân chính, biết trước biết sau, nếu ai coi là kiếp chỉ là một chỉ hết là tận chính là tự thân diệt thân linh, linh hồn sẽ đau khổ. Sinh là có diệt đó là quy luật cuộc đời, không một ai có thể né tránh và than phiền số phận, hãy từ bi và tình thương mới xây dựng nên được chính đạo vũ trụ tâm mình, tại sao nói cầu phật tương trưng không bằng cầu tâm phật , hãy quay về cầu tâm bản thân sẽ hoàn lại sự gian lận và tội lỗi bản mệnh gây ra, hèn nhát không phải cái tội, ngu si không phải cái tội,cái tội chính là sự hèn nhát và ngu si đó đã làm cho tâm mù quáng và bất mãn cuộc đời, tôi nghèo khó, tôi khổ thân, tôi sang giàu, tôi lễ nghĩa vẫn là trải nghiệm để đời tự hoàn thiện tâm và từng kiếp ví như bậc thang , làm sao để bậc thang đó luân chuyển đến tận trời xanh ? làm sao để thấy được cảnh giới vi hoàn mỹ lý, thực sự phải xem lại bản mệnh rồi sẽ tìm ra đường tu chân lý,
Phúc sinh cầu tiến kiếp nhân quan
Tọa độ kỳ duyên tương niên đài
Hoa hữu thiên y hương sinh tỏa
Phiêu dạt trụ phương tứ sơn hồ
Vĩnh thành cổ dĩ tâm tu ải
Họa trải tả phu hóa tước thùy
Phúc xá trao thân in ngàn dặm
Lẽ đời cầu khấn tất vinh danh.