Khái niệm “Xã hội mở” (open society) được Henri Bergson (1859 - 1941) dùng đầu tiên năm 1932, nhưng nó được phát triển và thành một thuật ngữ phổ quát là nhờ vào công trình triết học của Karl Popper (xuất bản năm 1943).
Chúng ta hãy bắt đầu với Karl Popper (1902 - 1992), nhà triết học khoa học, tác giả của nhiều cuốn sách quan trọng mà trong đó phải kể đến "Xã hội mở và những kẻ thù của nó", xếp ông vào danh sách hàng đầu trong việc phác thảo lý luận về "xã hội mở". Ông tuyên bố rằng: Không ai có thể đạt tới chân lý cuối cùng, lý tưởng về một xã hội hoàn hảo cũng không thể thực hiện, vì thế, nhân loại phải chấp nhận hàng ưu tiên thứ hai, đó là mô hình xã hội không hoàn hảo nhưng nó có khả năng cải tạo khôn cùng, mà ông gọi là "xã hội mở" - các chế độ cực quyền, các "xã hội đóng", là những kẻ thù không đội trời chung của nó.
https://www.dropbox.com/s/5wyicc17481dhj4/1945 The Open Society and It Enemies 1- The Spell of Plato VIE.pdf
https://www.dropbox.com/s/0rumuh3k9l02knm/1945 Xa-Hoi-Mo-Va-Ke-Thu-Cua-No-2 Hegel và Marx VIE.pdf
Nhà kinh tế học Friedrich Hayek (1899 - 1992) là một người vững tin và ủng hộ mạnh mẽ cho ý tưởng trên của Popper. Heyek mong nó sớm được phổ biến và triển khai trên phạm vi toàn thế giới, đồng thời đề xuất một nền kinh tế toàn cầu của xã hội mở dựa trên "laissez faire" (tiếng Pháp, hàm nghĩa là "tự do kinh doanh", hoặc "tùy nghi hành động, không có sự can thiệp") và coi thi trường là một bộ phận hợp thành của xã hội mở.
Nhưng George Soros, sinh năm 1930 và hiện đang còn sống, mới là "tín đồ" cuồng nhiệt hơn cả, và đến "thời điểm hiện nay của lịch sử", ông là người giữ vị trí trọng yếu nhất trong lý thuyết xã hội mở. Ông là một nhà tư bản tài chính hàng đầu trong thời đại chúng ta, từng dính líu tới cuộc khủng hoảng tài chính - tiện tệ chấu Á và toàn cầu trong thời điểm 1997 - 1998, thậm chí ông ta còn khoe là đã có những động thái "tích cực" dẫn tới sự sụp đổ của các nước XHCN ở Liên Xô và Đông Âu.
Cuối năm 1998, Soros xuất bản cuốn Cuộc khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản - xã hội mở bị hiểm nguy. Ông nói: "Cuốn sách này nỗ lực đặt nền móng cho xã hội mở toàn cầu". Theo ông, thế giới của chúng ta là một hệ thống mở, luôn luôn sẵn sàng đón nhận những cái mới, với khả năng cải thiện không cùng, và chiều hướng tự sửa chữa những khiếm khuyết, sai lầm để tiến tới các trạng thái cân bằng (tạm thời) khác nhau, hay các thang bậc cao hơn, tiệm cận sự hoàn hảo (chứ không bao giờ đạt tới sự hoàn hảo, hoàn thiện - theo nguyên nghĩa của từ này). Đấy chính là con đường tiến hóa tối ưu mà lịch sử phát triển xã hội loài người có thể có được và định hướng hành động sao cho phù hợp, nhằm tránh những cực đoan cố hữu và không đáng có của các "xã hội đóng".
Đối trọng của xã hội mở, không gì khác, chính là xã hội đóng - những xã hội luôn luôn bất ổn vì áp dụng cơ chế vận hành ổn định, thật trớ trêu, theo kiểu mệnh lệnh). Còn chủ nghĩa tư bản toàn cầu hiện nay đang là mối nguy hiểm hàng đầu của xã hội mở, khi nền kinh tế toàn cầu đã được xác lập trong khi vẫn chưa có sự xác lập tương ứng của hệ thống chính trị toàn cầu. Mặt khác, chủ nghĩa tư bản không hề bộc lộ xu hướng vướn tới sự cân bằng (dù tạm thời). Nó vốn chạy theo xu hướng cực đoan, vì những người sở hữu tư bản luôn luôn theo đuổi mục đích tối đa hóa lợi nhuận của họ. Tuy nhiên, ông vẫn quan niệm chủ nghĩa tư bản là tiền đề tốt nhất để triển khai xã hội mở.
Các nhà tư tưởng của xã hội mở, đặc biệt là George Soros, không ngừng kêu gọi một sự thừa nhận toàn cầu về các nguyên lý cơ bản của nó, đó là: Tiên đề về tính có thể sai của mọi hệ thống thế giới; hiểu biết của cá nhân cũng như tập thể nhân loại khổng lồ đang sống trong cùng một thời điểm lịch sử đều có thiếu sót, và tất cả mọi sự sắp xếp về thể chế tương ứng của chúng ta đều không hoàn hảo, do đó, cần xác lập ngay những thể chế có các cơ chế tự sửa sai vận hành như một nguyên tắc chủ đạo.
Gần đây, G.Soros tiếp tục nỗ lực xây dựng khung "pháp lý" cho xã hội mở bằng một cuốn sách mới mang tên Xã hội mở - Cải cách chủ nghĩa tư bản toàn cầu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét